Rơ le nhiệt và cách chon lựa loại rơ le phù hợp

Rơ le nhiệt là 1 thiết bị không còn gì là xa lạ đối với ngành công nghiệp nói chung và chúng ta nói riêng nữa.Nhưng không phải ai cũng biết làm cách nào để chọn rơ le phù hợp cho động cơ điện của mình để đảm bảo động cơ làm việc và cắt tải khi quá nhiệt một cách tốt nhất.
Bài này thì mình sẽ hướng dẫn,chia sẻ những kinh nghiệm đã đúc kết được.
Rơ le nhiệt và cách chọn phù hợp


Thứ nhất ta phải tính toán được dòng làm việc định mức của động cơ.
Chúng ta chỉ quan tâm chính đến các thông số sau:
-Dòng làm việc
– Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơ le nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm)

Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:
– Idm = Itt x 2
– Iccb = Idm x 2
– Ict = (1,2-1,5)Idm
Ta tính trong ví dụ cụ thể như sau:
Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:
Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.
ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A
Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là:
Idm = 1,4xItt = 1,4×5,4=7,6A.

Vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.

Độ chính xác của rơle – relay nhiệt phụ thuộc vo rất nhiều yếu tố:
+ Mơi trường làm việc: nhiệt độ , độ ẩm, bụi…
+ Chất lượng lưỡng kim: phụ thuộc vào nhà sản xuất, thời gian sử dụng, mơi trường sử dụng.
+ Độ nhạy của cơ cấu cơ khí:
+ Tính chính xác của vạch hiển thị trên nút chỉnh và dòng bảo vệ tương ứng (thông số này rất quan trọng nhưng người sử dụng không thể tự mình kiểm định độ chính xác của nó).
+ Do không có thời gian trễ nên không thể chỉnh relay tác động trong khoảng thời gian khởi động (nhất là với các động cơ khởi động nhiều lần trong ngày) nên không thể chỉnh chính xác dòng bảo vệ nếu không muốn relay nhảy sai.
+ Không có cơ cấu tự kiểm tra nên không thể biết khi nào cơ cấu cơ khí còn làm việc tốt hay không điều này dẫn đến thay vì bảo vệ động cơ không bị quá tải thì relay nhiệt thường bị nổ tung sau khi động cơ đã bị cháy.

Vậy là mình đã chia sẻ xong sản phẩm relay nhiêt mitsubishi,Hy vọng với những thông tin mà mình cung cấp thì sẽ góp 1 phần nào đó giúp bạn hiểu hơn về relay nhiệt.Cũng như biết cách chọn loại relay nhiệt phù hợp cho mình nhé!
Chúc các bạn thành công!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHỞI ĐỘNG TỪ LÀ GÌ? (CONTACTOR )

Thiết bị tự động omron 41