Cách sử dụng rơ le ,ứng dụng của nó
Cách sử dụng rơ le ,ứng dụng của nó
Rơ le là 1 loại linh kiện điện tử mà chúng ta sử dụng rất
nhiều trong thực tế cuộc sống.
Vì vậy hôm nay chúng ta cùng xem cách sử dụng và ừng dụng của
nó.
1/giới thiệu rơ le:
Rơ le là 1 công tắc.Nhưng khác 1 điều là ro le được kích hoạt
bằng điện thay vì dùng người. Chính vì lẽ
đó, rơ-le được dùng làm công tắc điện tử
Thông số của một module relay
Một
module rơ-le được tạo nên bởi 2 linh kiện thụ động cơ bản là rơ-le và
transistor, nên module rơ-le có những thông số của chúng. Nói như thế thật phức
tạp, nên mình có cách khác và sẽ liệt kê ngay cho bạn ở dưới đây.
·
Hiệu điện thế kích tối ưu
o Cái này bạn phải hỏi người bán và người bán sẽ đáp ứng đúng loại
phù hợp với bạn. Ngoài ra bạn có thể xem ảnh dưới (mục số 5)
o Chẳng hạn, bạn cần một module relay sẽ làm nhiệm vụ bật tắt một
bóng đèn (220V) khi trời tối từ cảm biến ánh sáng hoạt động ở mức
5-12V thì bạn bảo họ bán loại module relay 5V (5 volt) hoặc module relay 12V
(12 volt) kích ở mức cao (bạn xem bài viết cảm biến ánh sáng để xem cách
hoạt động của cảm biến và suy ra tại sao lại dùng module relay kích ở mức cao).
·
Các mức hiệu điện thế tối đa và
cường độ dòng điện tối đa của đồ dùng điện khi nối vào module rơ-le
o Cái này bạn xem phía trên relay thôi. Bạn xem ví dụ về hình ảnh ở
dưới nhé
1.
10A - 250VAC: Cường độ dòng
điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu điện thế
2.
10A - 30VDC: Cường độ dòng điện
tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu điện thế
3.
10A - 125VAC: Cường độ dòng
điện tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu điện thế
4.
10A - 28VDC: Cường độ dòng điện
tối đa qua các tiếp điểm của rơ-le với hiệu điện thế
5.
SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế
kích tối ưu là 5V.
Cách sử dụng Rơle
Vì sao đến bây giờ mình mới nói đến cách sử dụng rơ-le? Bởi vì
mình muốn các bạn nắm các thông số cơ bản trước nhằm tránh các trường hợp xấu
có thể xảy ra...
Rơ-le bình thường gồm có 6 chân. Trong đó có 3 chân để kích, 3
chân còn lại nối với đồ dùng điện công suất cao.
1.
3 chân dùng để kích
o +: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.
o - : nối với cực âm
o S: chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ
kích rơ-le
§ Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp
điện thế dương vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.
§ Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.
2.
3 chân còn lại nối với đồ dùng
điện công suất cao:
o COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nhưng mình
khuyên bạn nên mắc vào đây chân lửa (nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và
cực dương nếu là hiệu điện một chiều.
o ON hoặc NO: chân này bạn sẽ nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện
xoay chiều và cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
o OFF hoặc NC: chân này bạn sẽ nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng
điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.
Hehe, bây giờ, bạn hãy xây dựng làm ví dụ sau:
Phần cứng
Breadboard
· Dây cắm breadboard
· Module rơ-le 5V kích hoạt ở mức cao
· Quạt CPU (tên gọi khác là quạt 12V, quạt máy tính). Nếu không có thì bạn thay thế cho mình bằng một bé đèn LED siêu sáng với điện trở nối vào cực dương khoảng 1kOhm.
· Bộ nguồn 12V hoặc pin vuông 9V.
· Một bộ nguồn 5V (nếu không có thì bạn lấy nguồn 5V từ Arduino Uno cũng được)
· 1 button (nút nhấn)
· 1 điện trở 1kOhm.
· Dây cắm breadboard
· Module rơ-le 5V kích hoạt ở mức cao
· Quạt CPU (tên gọi khác là quạt 12V, quạt máy tính). Nếu không có thì bạn thay thế cho mình bằng một bé đèn LED siêu sáng với điện trở nối vào cực dương khoảng 1kOhm.
· Bộ nguồn 12V hoặc pin vuông 9V.
· Một bộ nguồn 5V (nếu không có thì bạn lấy nguồn 5V từ Arduino Uno cũng được)
· 1 button (nút nhấn)
· 1 điện trở 1kOhm.
Nhận xét
Đăng nhận xét